GIẢI PHÁP PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

Chính xác - Hiệu quả - Tin cậy

Đăng ký tư vấn

Thủ tục thành lập công ty TNHH: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z tại AN PHÁT LUẬT

Ngày đăng: 04/09/2022

Trong bài viết này, An Phát Luật sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục thành lập công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) để bất cứ ai muốn thành lập công ty theo loại hình này đều có thể thực hiện được:

 

1/ Đầu tiên Công ty TNHH là gì?

Tổ chức, cá nhân trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH cần phải biết rõ đây là loại hình doanh nghiệp thế nào, gồm những đặc điểm gì.

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) gồm hai loại hình: TNHH một thành viên và TNHH hai thành viên trở lên. Và căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH có các đặc điểm sau đây:

Tiêu chí

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Số lượng thành viên

Một cá nhân/tổ chức góp vốn, làm chủ sở hữu

Do 02 người - không quá 50 người/tổ chức cùng góp vốn, làm chủ sở hữu

Người chịu trách nhiệm

- Chủ sở hữu công ty

- Phạm vi: Trong số vốn điều lệ của công ty

- Thành viên công ty

- Phạm vi: Trong số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức

- Cá nhân làm chủ sở hữu: Chủ sở hữu công ty; Chủ tịch công ty (do chủ sở hữu bổ nhiệm và có thể kiêm nhiệm Giám đốc); Giám đốc (do thuê hoặc Chủ tịch kiêm nhiệm).

- Tổ chức làm chủ sở hữu:

+ Chủ tịch, Giám đốc/Tổng Giám đốc;

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc.

- Hội đồng thành viên;

- Chủ tịch Hội đồng thành viên;

- Giám đốc/Tổng giám đốc.

Trong đó, phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

 

Ngoài ra, dù là công ty TNHH một thành viên hay từ hai thành viên trở lên thì đều có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ; không thành lập ban kiểm soát, không phát hành cổ phần trừ khi chuyển thành công ty cổ phần…

 

2/ Hồ sơ thành lập công ty TNHH gồm những gì?

Căn cứ Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, về cơ bản, hồ sơ thành lập công ty TNHH đều giống nhau gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Dự thảo Điều lệ công ty.

- Bản sao các loại giấy tờ:

  • Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty hoặc của người đại diện theo uỷ quyền (kèm theo văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền): Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức là chủ sở hữu công ty (trừ chủ sở hữu công ty là Nhà nước): Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức này.

Lưu ý: Nếu tổ chức nước ngoài là chủ sở hữu công ty thì các bản sao nêu trên phải được hợp pháp hoá lãnh sự.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (công ty được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Ngoài ra, do công ty TNHH có hai hình thức là một thành viên và từ hai thành viên trở lên nên trong thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên còn phải có danh sách thành viên bên cạnh những giấy tờ, tài liệu chung nêu trên.

 

3/ Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu rõ:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

 

Đây cũng là một trong những nội dung cần phải có trong nội dung của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Vậy, khi thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH cần phải có bao nhiêu vốn điều lệ?

Hiện nay, pháp luật liên quan đều không ấn định vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu nên doanh nghiệp có thể tự quyết định số vốn điều lệ phù hợp dựa vào quy mô kinh doanh, tiềm lực tài chính…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, vốn điều lệ phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất… và phải thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

 

4/ Nộp hồ sơ thành lập Công ty TNHH ở đâu?

Hiện, theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Doanh nghiệp, khi muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty có thể nộp hồ sơ thành lập theo một trong ba hình thức:

- Nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh:

Cấp tỉnh: Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cấp huyện: Phòng Tài chính, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Qua bưu điện.

- Qua mạng thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn thông qua việc sử dụng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.

Đặc biệt, hiện nay, tại TP. Hà Nội, 100% các doanh nghiệp khi nộp hồ sơ thành lập đều phải nộp qua mạng điện tử.

 

5/ Thành lập công ty TNHH có lâu không?

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì sẽ thông báo cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

 

6/ Chi phí thành lập hết bao nhiêu?

Khi nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp lệ phí đăng ký thành lập công ty TNHH theo biểu phí nêu tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC là:

- Đăng ký doanh nghiệp (cấp mới, cấp lại): 50.000 đồng/lần.

- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

Trong đó, người thành lập công ty có thể nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của phòng này hoặc thanh toán dịch vụ điện tử (theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

 

7/ Sau khi thành lập công ty TNHH phải làm gì?

7.1 Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công khai, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp về ngành, nghề kinh doanh.

7.2 Khắc dấu

Để có thể sử dụng tư cách công ty TNHH trong các giao dịch khác thay vì chữ ký, công ty TNHH sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện khắc dấu của công ty.

Về loại dấu, số lượng, hình thức cũng như nội dung con dấu, theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty TNHH được tự quyết định. Trong khi đó, theo quy định cũ tại Luật Doanh nghiệp 2014, các công ty phải công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (hiện đã bị bãi bỏ thủ tục này).

Trên đây là tổng hợp của LuatVietnam về thủ tục thành lập công ty TNHH. Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay do sở hữu nhiều ưu điểm mà các loại hình doanh nghiệp khác không có.

Các tin khác

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Với phương châm hoạt động: “Một Chữ Tín – Vạn Niềm Tin” AN PHÁT LUẬT luôn mong muốn mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng, chính xác với chi phí nhỏ nhất. Chúng tôi luôn xác định, giá trị của một doanh nghiệp, một đơn vị tư vấn đặc biệt là tư vấn Luật phải bắt đầu từ những giá trị cốt lõi. Giá trị ấy chỉ tồn tại và phát triển khi chúng tôi có được sự hài lòng của tất cả quý khách hàng.

Là một công ty Luật chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn luật hàng đầu: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, tư vấn đầu tư nước ngoài, xin cấp giấy phép con, tư vấn giải quyết các tranh chấp và cung cấp dịch vụ luật sư cho khách hàng trên phạm vi toàn quốc...

Hotline: 0937 69 75 79

DỊCH VỤ NỔI BẬT

TIN TỨC NỔI BẬT