Thị trường bán lẻ: Nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt
Các "đại gia" bán lẻ mạnh tay thâu tóm, mở rộng
Cùng với tiến trình mở cửa theo cam kết WTO, các thương hiệu lớn trong lĩnh vực bán lẻ đã dần có mặt tại Việt Nam. Cận kề với thời điểm 1/2015, khi Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn lĩnh vực bán lẻ cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các giao dịch mua bán, chuyển đổi ngày càng nhiều với số tiền ngày càng lớn. Thương vụ mua bán lớn nhất trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam và cũng thu hút nhiều nhất sự chú ý của dư luận là việc Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan chi 655 triệu EUR (khoảng 879 triệu USD) thâu tóm 19 trung tâm phân phối của Metro Cash & Carry Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành phố. BJC cũng đã và đang thâu tóm cả nhiều chuỗi cửa hàng tiện ích, các điểm bán lẻ nhỏ ở Việt Nam.
Sau khi mua lại một trung tâm tại Hà Nội, nhà phân phối Lotte Shopping với thương hiệu Lotte Mart của Hàn Quốc đang gấp rút hoàn tất để chuyển vào khai thác một điểm kinh doanh của Pico (nhà bán lẻ điện máy lớn của phía Bắc) tại quận Tân Bình, TPHCM. Ngoài hai vị trí trên, Lotte Shopping cũng đã thỏa thuận thuê lại thêm 2 điểm kinh doanh khác của Pico ở Hà Nội.
Không chỉ các thương hiệu nước ngoài, các tập đoàn trong nước có tiềm năng cũng đang tiến hành mở rộng các điểm kinh doanh. Tập đoàn Vingroup công bố mua lại 70% vốn của Công ty Ocean Retail - đơn vị có hệ thống bán lẻ Ocean Mart gồm 9 siêu thị và 4 cửa hàng tiện ích ở khu vực phía Bắc. Vingroup cũng đồng thời đổi Công ty Ocean Retail thành Công ty CP siêu thị VinMart để phát triển hai thương hiệu bán lẻ mới là VinMart và VinMart+ với kế hoạch xây dựng hệ thống gồm 100 siêu thị và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích trên khắp Việt Nam trong vòng 3 năm tới…
Vẫn còn dư địa lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tại diễn đàn: “Ngành bán lẻ trong kỷ nguyên mới: Tầm nhìn và con đường thành công" tổ chức tại Hà Nội (13/10), bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (ARV), cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2014 đạt trên 2,1 triệu tỉ đồng, tăng 11,12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm 10,1% tổng số và tăng 8,4%; kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất, trên 85% và tăng 11%. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,4% tổng mức bán lẻ nhưng lại có mức tăng trưởng mạnh nhất, trên 21%.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến cuối năm 2013, Việt Nam đã có 724 siêu thị, 132 trung tâm thương mại các loại, hàng trăm cửa hàng tiện ích, 8.500 chợ các loại. Các nhà đầu tư nước ngoài đa phần chú trọng mở các đại siêu thị, trung tâm mua sắm lớn, còn gần như không quan tâm tới các điểm bán hàng nhỏ, lẻ. Trong khi đó, các kênh bán hàng truyền thống như hộ gia đình, cửa hàng nhỏ, chợ truyền thống... chiếm tới 75%. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp bán lẻ nội cũng có lợi thế hơn so với đối thủ nước ngoài là bán những mặt hàng Việt Nam uy tín, sẵn có nhiều quan hệ và quen với cách thu gom nhỏ lẻ của các nhà cung cấp nội.
Thêm vào đó, tinh thần yêu nước cùng với các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng mang lại những hiệu quả đáng kể. Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động trên địa bàn TPHCM mới đây, bà Võ Thị Dung, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TPHCM, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tại TPHCM cho biết, hiện Thành phố có 37 trung tâm thương mại, 175 siêu thị, 723 cửa hàng tiện ích và 240 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối do nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Kết quả khảo sát tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích và một số chợ truyền thống cho thấy, tỉ lệ hàng Việt bày bán tại những cơ sở bán lẻ đạt bình quân gần 90%. Ngoài ra, Chương trình bình ổn thị trường của Thành phố tiếp tục là công cụ điều tiết thị trường hiệu quả. Đến nay, gần 8.500 điểm bán hàng; hạn mức tín dụng của năm 2014 cho chương trình này là 8.300 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm trước..
.Doanh nghiệp Việt cần thích ứng với xu hướng mới
Chợ truyền thống đã quen thuộc với người dân bao đời nay. Những năm gần đây, trên địa Hà Nội và TPHCM có xu hướng chuyển đổi công năng, xây dựng lại một số chợ truyền thống trước đây vốn rất đông đúc để phù hợp hơn với sự phát triển và bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Thực trạng cho thấy, để có được mô hình chợ phù hợp, cơ quan chức năng phải nghiên cứu để chợ không chỉ đáp ứng yêu cầu hiện đại mà đáp ứng cả nhu cầu dân sinh, thói quen, tập tục của cư dân. Cũng theo số liệu của Bộ Công Thương, đến năm 2020, theo kế hoạch, trên cả nước dự tính sẽ có 1.200 đến 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm.
Xu hướng hiện nay không chỉ là các nhà cung cấp quen biết mang hàng đến siêu thị. Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, hiện nhiều siêu thị lớn đang chủ động tìm mua những mặt hàng đặc sản của các địa phương. Các nhà bán lẻ lớn nước ngoài (BigC, Metro, Aeon, Lotte, Fairprice Singapore…) và trong nước đặt những đơn hàng rất cụ thể chứ không chung chung như trước đây. Ông Lê Thành Trung, phụ trách điều phối và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của BigC, cho biết, hệ thống siêu thị BigC đang tập trung phát triển các sản phẩm địa phương ở mọi miền và mong muốn mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp muốn phát triển các nhãn hàng riêng với BigC. Yêu cầu quan trọng là có những chứng nhận chất lượng tương ứng. Với nông sản là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm vi sinh hoặc kim loại nặng, kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc kháng sinh.
Theo ông Alan David Treadgold, thành viên Hội đồng tư vấn Viện Quản lý bán lẻ Oxford, điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ nội so với các doanh nghiệp FDI chính là công nghệ, nắm bắt xu hướng tiêu dùng. Tương lai mua sắm online và thương mại điện tử sẽ nhiều hơn mua sắm truyền thống. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi, thích ứng với xu hướng mới.
Các tin khác
- Top 3 Đơn Vị Tư Vấn Luật Sở Hữu Trí Tuệ Uy Tín Tại Hóc Môn
- Top 3 dịch vụ uy tín tại Hóc Môn
- THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI – THỦ TỤC NHANH CHÓNG, KÝ KẾT TẬN NƠI
- Sổ hộ khẩu chuẩn bị "hết thời", công dân cần làm gì?
- NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI SỔ HỘ KHẨU GIẤY BỊ “KHAI TỬ”
- Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022
- Cách tính 45 ngày báo trước khi xin nghỉ việc
- 4 chế độ cho người lao động cao tuổi không nên bỏ qua
- Phân biệt trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp
- Công ty có phải trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động nghỉ việc?
- Thủ tục thành lập công ty TNHH: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z tại AN PHÁT LUẬT
- Nghị định số 22/2020/NĐ-CP: Thêm 3 trường hợp được miễn lệ phí môn bài
- Chần Chừ Là hành động Giết Chết Khởi Nghiệp
- Đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp để làm gì?
- Thủ tục thành lập công ty tại huyện Cần Giuộc, Long An
- Thành lập công ty trọn gói tại huyện Bến Lức, Long An
- Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Cần Đước, Long An
- Tư vấn thành lập công ty tại huyện Đức Huệ, Long An
- Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Đức Hòa, Long An
- Những lưu cần biết khi làm dịch vụ kế toán trọn gói tại Hóc Môn
CÁC LOẠI GIẤY PHÉP CON
Thủ tục xin đổi, cấp lại, tách hoặc nhập sổ hộ khẩu
Thủ tục làm mới sổ hộ khẩu
giấy phép dạy học
XIN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
Giấy phép rựu
Giấy phép bảo vệ môi trường
Giấy phép quảng cáo
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Dịch vụ làm thẻ tạm trú
Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Giấy phép vận tải
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bảng giá dịch vụ kế toán trọn gói
Thành lập công ty
Thành lập doanh nghiệp tại Hậu Giang
Thành lập công ty tại Cần Thơ
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Vũng Tàu
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Tiền Giang
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Bình Dương
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Tây Ninh
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Long An
Thành lập công ty