Thủ tục làm mới sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu là gì?
Sổ hộ khẩu hay gọi tắt là hộ khẩu là tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng kí hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ.
Hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu của chính quyền. Trong phương thức này, đơn vị quản lý xã hội là hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm. Sổ hộ khẩu do cơ quan công an cấp. Khi sinh ra, con được nhập theo hộ khẩu của cha mẹ.
Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như: phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, giấy tờ, tiêu chuẩn điện nước, trường học…
Khi thay đổi chỗ ở, người dân phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ khẩu. Với người dân nhập cư vào thành phố, việc thay đổi hộ khẩu này còn được gọi là nhập hộ khẩu.
Dưới thời kỳ bao cấp, sổ hộ khẩu cực kỳ quan trọng, vì nó gắn liền với sổ gạo. Do sự biến đổi về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa của những năm thập niên 1980, rất nhiều gia đình đã di cư từ nông thôn ra thành thị làm việc cho các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân, tuy nhiên do sự rắc rối về hộ khẩu mà có nhiều trẻ em đã không được nhập hộ khẩu theo bố mẹ chúng và như vậy chúng cũng không được chính quyền cấp sổ gạo. Từ đó sinh ra ra từ ngữ “những đứa trẻ phải ăn gạo ngoài” để chỉ những đứa trẻ mà không được chính quyền chu cấp lương thực như những đứa trẻ khác do không có hộ khẩu thành thị.
Một bản mẫu chụp sổ hộ khẩu
Tùy theo từng địa phương trên đất nước Việt Nam lại có những quy định riêng về việc nhập hộ khẩu, đặc biệt là tại các thành phố lơn như Hà Nội và TpHCM. Rất nhiều trẻ em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và TpHCMC đã không được nhập hộ khẩu tại đây do mẹ chúng chưa có hộ khẩu tại đây. Và khi lớn lên chúng cũng không được đi học gần nhà, mà chúng phải xin học ở một trường ở xa nào đó (dựa vào quen biết của bố mẹ – hoặc bằng cách khác).
Điều kiện để làm sổ hộ khẩu thành phố
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Thủ tục cấp mới sổ hộ khẩu
1. Trường hợp hộ gia đình, hoặc nhân ngoài địa bàn xã/thị trấn thuộc huyện đến đăng ký nhân khẩu đến đăng ký thường trú trên địa bản sau khi giải quyết đăng ký nhân khẩu thường trú thì được cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: 02 bản theo mẫu
b. Bản khai nhân khẩu: 01 bản theo mẫu.
c. Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định ): 01 bản có xác nhận của công an nơi chuyển đi.
d. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định: bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trừ trường hợp người đã có sổ hộ khẩu cho nhập khẩu vào hộ)
2. Trường hợp sau khi tách hộ khẩu có chỗ ở hợp pháp trong cùng địa xã, thị trấn thuộc huyện, đồng thời công dân có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu : 01 bản chính theo mẫu.
b. Sổ hộ khẩu gia đình: bản gốc (sau khi giải quyết xong trả lại)
c. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định: Sau khi giải quyết xong trả lại.
3. Trường hợp tách sổ hộ khẩu có cùng chỗ ở hợp pháp, đồng thời với việc tách sổ hộ khẩu công dân có nhu cầu thì được cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu : 01 bản chính theo mẫu.
b. Sổ hộ khẩu gia đình: bản gốc (sau khi giải quyết xong trả lại)
c. Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ: 01 bản chính.
CÁC LOẠI GIẤY PHÉP CON
Thủ tục xin đổi, cấp lại, tách hoặc nhập sổ hộ khẩu
Thủ tục làm mới sổ hộ khẩu
giấy phép dạy học
XIN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
Giấy phép rựu
Giấy phép bảo vệ môi trường
Giấy phép quảng cáo
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Dịch vụ làm thẻ tạm trú
Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Giấy phép vận tải
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bảng giá dịch vụ kế toán trọn gói
Thành lập công ty
Thành lập doanh nghiệp tại Hậu Giang
Thành lập công ty tại Cần Thơ
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Vũng Tàu
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Tiền Giang
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Bình Dương
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Tây Ninh
Bảng giá gói dịch vụ thành lập công ty tại Long An
Thành lập công ty